[TỔNG HỢP] Sơ Đồ Tư Duy Bài 1 GDCD 12 Đầy Đủ Và Chi Tiết

Bài viết dưới đây Hocvn tổng hợp các Sơ Đồ Tư Duy Bài 1 GDCD 12 đầy đủ và dễ hiểu nhất. Mời bạn đọc cùng theo dõi!

Nội Dung Sơ Đồ Tư Duy Bài 1 GDCD 12

Mẫu 1:

Sơ Đồ Tư Duy Bài 1 GDCD 12
Sơ Đồ Tư Duy Bài 1 GDCD 12

Mẫu 2:

Sơ Đồ Tư Duy Bài 1 GDCD 12
Sơ Đồ Tư Duy Bài 1 GDCD 12

Kiến Thức Liên Quan – Sơ Đồ Tư Duy Bài 1 GDCD 12

 Pháp luật là gì?

  • Pháp luật là hệ thống các quy tắc xử sự chung do nhà nước ban hành và được đảm bảo thực hiện bằng quyền lực nhà nước.
  • Pháp luật là chuẩn mực về những việc được làm, phải làm và không được làm.
  • Do nhà nước xây dựng, ban hành và bảo đảm thực hiện.
  • Nếu cá nhân, tổ chức nào vi phạm sẽ bị xử lí nghiêm minh, kể cả áp dụng biện pháp cưỡng chế.

Đặc trưng của pháp luật

Sơ Đồ Tư Duy Bài 1 GDCD 12
Sơ Đồ Tư Duy Bài 1 GDCD 12

Tính quy phạm phổ biến

  • Tính quy phạm: Khuôn mẫu; tính phổ biến: áp dụng nhiều lần đối với nhiều người, nhiều nơi.
  • Tính quy phạm phổ biến: làm nên giá trị công bằng bình đẳng trước pháp luật.
  • Bất kì ai ở trong điều kiện, hoàn cảnh nhất định cũng phải thực hiện theo khuôn mẫu pháp luật quy định.

Tính quyền lực, bắt buộc chung

  • Tính quy phạm pháp luật do nhà nước ban hành và được bảo đảm thực hiện bằng quyền lực nhà nước.
  • Tất cả mọi người đều phải thực hiện các quy phạm pháp luật.

Tính xác định chặt chẽ về hình thức

  • Hình thức thể hiện của pháp luật là các văn bản có chứa các quy phạm pháp luật được xác định chặt chẽ về hình thức: văn phong diễn đạt phải chính xác. Cơ quan ban hành văn bản và hiệu lực của văn bản được quy định chặt chẽ trong Hiến pháp hoặc luật.

Bản chất của pháp luật

Sơ Đồ Tư Duy Bài 1 GDCD 12
Sơ Đồ Tư Duy Bài 1 GDCD 12

Bản chất của pháp luật thể hiện thông qua tính giai cấp và tính xã hội (hay giá trị xã hội) của nó. Pháp luật thể hiện ý chí của giai cấp thống trị. Ý chí của giai cấp thống trị được nhà nước thể chế hoá thành pháp luật và bảo đảm thực hiện. Nói cách khác, pháp luật xuất phát từ nhà nước, được bảo đảm thực hiện bằng sức mạnh của nhà nước.

Nhà nước luôn mong muốn hành vi của mọi người phù hợp với ý chí của giai cấp thống trị. Do đó, pháp luật mang tính giai cấp. Bản chất của pháp luật không chỉ phản ánh qua tính giai cấp của nó, mà còn thể hiện thông qua tính xã hội của pháp luật. Tính xã hội nhiễm dần vào pháp luật, đặc biệt khi lợi ích của giai cấp thống trị về cơ bản phù hợp với lợi ích của dân tộc, của các giai cấp khác.

Vì vậy, trong những thời điểm nhất định trong pháp luật có nhiều quy định phản ánh lợi ích chung, lợi ích phổ biến nhất định của xã hội, của cộng đồng. Mặt khác, giá trị xã hội của pháp luật còn thể hiện ở chỗ quy phạm pháp luật vừa là thước đo hành vi của con người, vừa là công cụ để kiểm nghiệm các quá trình, hiện tượng xã hội, vừa là công cụ điều chỉnh các quan hệ xã hội, trật tự hoá các quan hệ xã hội hướng chúng vận động, phát triển phù hợp với quy luật khách quan, các quy luật vận động nội tại của đời sống xã hội.

Ví dụ về bản chất của pháp luật  

Sơ Đồ Tư Duy Bài 1 GDCD 12
Sơ Đồ Tư Duy Bài 1 GDCD 12

Theo Điều 8, Thông tư liên tịch số 06/2013/TTLT-BKHCN-BCT-BCA- BGTVT, quy định việc nhập khẩu, sản xuất, phân phối và cung cấp mũ bảo hiểm dành cho người sử dụng  xe đạp, xe mô tô, xe gắn máy bắt buộc phải đội mũ bảo hiểm. Cụ thể:

  1. Đội mũ bảo hiểm đúng quy định theo pháp luật.
  2. Cài quai mũ theo cách sau đây:
  3. a) Kéo quai mũ bảo hiểm ra hai bên để cố định nón và đóng khoá mũ cẩn thận. Không được làm quai mũ bung mà phải giữ chặt với cằm;
  4. b) Sau khi đội mũ bảo hiểm cần điều chỉnh ngay theo cách: dùng tay kéo mũ từ đằng sau ra đằng trước hoặc nâng phần trên trước trán (hay phía cằm của mũ cả hàm) lên và kéo lại ra đằng sau, mũ không bị tuột ra khỏi đầu “.

Có thể thấy quy định về mũ bảo hiểm là quy định chung mang tính chất quy phạm bắt buộc nên ai cũng cần tuân theo và không dành riêng cho tổ chức hay cá nhân nào.

Vai trò của pháp luật với xã hội

Bên cạnh các vai trò quan trọng với Nhà nước, pháp luật còn có vai trò quan trọng với xã hội, cụ thể vai trò của pháp luật với xã hội được thể hiện như sau:

Đầu tiên, pháp luật có vai trò giải quyết các mâu thuẫn trong xã hội. Trong xã hội, việc phát sinh các mâu thuẫn là điều không tránh khỏi, khi các mâu thuẫn phát sinh, cần phải có căn cứ để các bên dựa vào đó để giải quyết các mẫu thuẫn của mình. Và khi đó, pháp luật là công cụ hữu hiệu nhất.

Tiếp đến, pháp luật có vai trò đảm bảo an toàn cho xã hội. Pháp luật đề ra các quy tắc xử sự chung và mọi người bắt buộc phải tuân thủ theo pháp luật. Đồng thời pháp luật cũng quy định các hành vi bị nghiêm cấm thực hiện và các chế tài xử lý khi thực hiện các hành vi vi phạm, từ đó thiết lập ra các cơ chế bảo đảm trật tự, an toàn xã hội.

Ngoài ra, pháp luật còn điều tiết và định hướng cho sự phát triển của xã hội. Pháp luật có các quy định bắt buộc mọi người phải thực hiện theo, từ các quy định pháp luật các chủ thể có thể xác định hành vi nào đúng, hành vi nào không đúng với pháp luật để từ đó có cách xử sự cho phù hợp. Pháp luật cũng góp phần loại bỏ những quan hệ xấu còn những quan hệ phù hợp với sự phát triển xã hội thì được pháp luật bảo vệ, phát triển.

Cuối cùng, pháp luật là phương tiện để bảo vệ quyền con người, bảo đảm công bằng, bình đẳng, tiến bộ xã hội.

Như vậy, có thể thấy pháp luật có vai trò quan trọng với sự phát triển của đất nước, xã hội. Là một công dân việt nam, mỗi người cần đảm bảo bản thân luôn luôn chấp hành và tuân thủ theo các quy định pháp luật, từ đó góp phần cho sự phát triển của xã hội, đất nước.

 

Bài viết trên là những chia sẻ của Hocvn về Sơ Đồ Tư Duy Bài 1 GDCD 12. Hi vọng bài viết hữu ích với bạn. Chúc bạn học tập tốt!

Related Posts

so sanh phan boi chau va phan chau trinh chi tiet nhat.html 1

[HƯỚNG DẪN] So Sánh Phan Bội Châu Và Phan Châu Trinh Chi Tiết Nhất

Bài viết này Hocvn sẽ So Sánh Phan Bội Châu Và Phan Châu Trinh và phân tích những điểm tương đồng và khác biệt của họ về…

doi tuong san xuat nong nghiep la.html 2

[GIẢI ĐÁP] Đối Tượng Sản Xuất Nông Nghiệp Là Gì?

Sản xuất nông nghiệp là một trong những ngành kinh tế cơ bản và quan trọng của xã hội, đóng vai trò to lớn trong việc cung…

cong nghe 11 trang 36.html 3

[HƯỚNG DẪN] Giải Bài Tập Công Nghệ 11 Trang 36

Công nghệ 11 là một môn học quan trọng trong chương trình giáo dục phổ thông của Việt Nam. Môn học này giúp học sinh nắm vững…

vai tro cua cong nghiep khong phai la.html 4 min

[GIẢI ĐÁP] Vai Trò Của Công Nghiệp Không Phải Là Gì?

Vai Trò Của Công Nghiệp Không Phải Là Gì? Điều này sẽ được Hocvn giải đáp trong bài viết sau đây. Mời bạn đọc cùng theo dõi!…

ve con vat song trong rung don gian.html 13 min

[HƯỚNG DẪN] Vẽ Con Vật Sống Trong Rừng Đơn Giản

Vẽ con vật sống trong rừng đơn giản ra sao? Rừng là nơi sinh sống của nhiều loài động vật đa dạng và phong phú. Bạn có…

bieu do xuong ca trong hoc tap 1 min

[TÌM HIỂU] Biểu Đồ Xương Cá Trong Học Tập: Khái Niệm Và Ứng Dụng

Biểu đồ xương cá có thể được sử dụng trong nhiều lĩnh vực khác nhau, như quản lý chất lượng, cải tiến sản xuất, dịch vụ, giải…

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *