[GIẢI ĐÁP] Kích Thích Lực Lượng Sản Xuất Phát Triển Là Biểu Hiện Của Nội Dung Nào?

Trong bài viết dưới đây Hocvn sẽ giải đáp thắc mắc kích thích lực lượng sản xuất phát triển là biểu hiện của nội dung nào, cùng theo dõi nhé!

Kích Thích Lực Lượng Sản Xuất Phát Triển
Kích Thích Lực Lượng Sản Xuất Phát Triển

Câu hỏi: kích thích lực lượng sản xuất phát triển

Kích thích lực lượng sản xuất, khoa học kĩ thuật phát triển và năng suất lao động xã hội tăng lên là biểu hiện của nội dung nào dưới đây?

A. Nguyên nhân của cạnh tranh

B. Mặt tích cực của cạnh tranh

C. Mặt hạn chế của cạnh tranh

D. Mục đích của cạnh tranh

Đáp án đúng là B. Kích thích lực lượng sản xuất, khoa học kĩ thuật phát triển và năng suất lao động xã hội tăng lên là một trong những nội dung của mặt tích cực trong cạnh tranh.

Kiến thức liên quan- kích thích lực lượng sản xuất phát triển là biểu hiện của nội dung nào

Kích Thích Lực Lượng Sản Xuất Phát Triển
Kích Thích Lực Lượng Sản Xuất Phát Triển

Lực lượng sản xuất là gì?

Theo quan điểm của Các Mác thì lực lượng sản xuất là khái niệm để chỉ sự kết hợp giữa người lao động với tư liệu sản xuất nhằm tạo ra sức sản xuất vật chất nhất định.

Có thể hiểu, sự kết hợp giữa người lao động và tư liệu sản xuất làm biến đổi các đối tượng vật chất của giới tự nhiên theo nhu cầu của con người và xã hội trong các thời kỳ nhất định.

Về cấu trúc, lực lượng sản xuất là một hệ thống được xem xét trên hai mặt:

  • Thứ nhất là Kinh tế – kỹ thuật còn được hiểu là tư liệu sản xuất
  • Thứ hai là về kinh tế – xã hội, được hiểu là người lao động

Cũng theo Các Mác để cải biến giới tự nhiên nhằm tạo ra của cải vật chất, người lao động cần phải có một sức mạnh tổng hợp. Đó là sự kết hợp giữa sức mạnh của thể chất và trí tuệ – những yếu tố tạo nên khả năng lao động của con người và những yếu tố khác có thuộc tính cơ học, lý học, hóa học của các vật, để tùy theo mục đích của mình, dùng những yếu tố đó làm công cụ tác động vào các vật khác để quá trình sản xuất vật chất có thể thể diễn ra.

Có thể hiểu tư liệu sản xuất là điều kiện cần của quá trình sản xuất vật chất và người lao động chính là chủ thể, đóng vai trò quyết định sự phát triển của sản xuất.

Như vậy, nếu không có con người biết chế tạo, sử dụng công cụ lao động, tác động vào giới tự nhiên thì sẽ không có quá trình sản xuất vật chất.

Những đặc điểm quan trọng của lực lượng sản xuất

Kích Thích Lực Lượng Sản Xuất Phát Triển
Kích Thích Lực Lượng Sản Xuất Phát Triển

+ Do tầm quan trọng của nhân tố con người, các nhà kinh điển của chủ nghĩa Mác khẳng định: Lực lượng sản xuất hàng đầu của toàn thể nhân loại là công nhân, người lao động.

+ Từ những đặc trưng sinh học – xã hội riêng của mình con người có sức mạnh và kỹ năng lao động cả về chân tay, cơ bắp, lẫn trí óc. Trong lao động, sức mạnh và kỹ năng ấy đã được nhân lên gấp nhiều lần.

+ Hơn tế, lao động của con người ngày càng trở thành lao động có trí tuệ và hàm lượng trí tuệ ngày càng tăng trong lao động của con người. Từ đó, con người chính là nguồn lực cơ bản, nguồn lực vô tận của nền sản xuất trong thời đại cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư hiện nay.

+ Quá trình chinh phục tự nhiên, con người sáng tạo ra khoa học, đến lượt mình khoa học lại đóng vai trò là công cụ lao động đắc lực của con người.

Hiện nay, khoa học đã phát triển trở thành nguyên nhân trực tiếp của nhiều biến đổi to lớn trong sản xuất và trong đời sống. Cách thức mà khoa học thâm nhập và thể hiện trong hiện thực ngày càng phong phú đa dạng theo cấp số nhân. Khoa học đã phát triển đến mức mà chỉ vài chục năm trước con người cũng khó có thể hình dung ra được.

+ Cùng với con người, công cụ lao động cũng là một thành tố cơ abrn của lực lượng sản xuất: Công cụ lao động chính là khí quan của bộ óc con người là sức mạnh của tri thức đã được vật thể hóa, có tác động nối dài bàn tay và nhân lên sức mạnh trí tuệ con người.

Khái niệm cạnh tranh

Cạnh tranh là sự ganh đua, đấu tranh giữa các chủ thể kinh tế trong sản xuất, kinh doanh nhằm giành được những điều kiện thuận lợi nhất để thu được lợi nhuận cao.

Kích Thích Lực Lượng Sản Xuất Phát Triển
Kích Thích Lực Lượng Sản Xuất Phát Triển

Nguyên nhân dẫn đến cạnh tranh

– Do sự tồn tại nhiều chủ sở hữu với tư cách cách những đơn vị kinh tế độc lập, tự do sản xuất, kinh doanh;

– Các chủ sở hữu có điều kiện sản xuất và lợi ích khác nhau.

Các loại cạnh tranh

  • Cạnh tranh giữa người bán với nhau: 

Thường xuất hiện khi trên thị trường nhiều người có cùng loại hàng hóa đem bán, nhưng có ít người mua hàng hóa đó.

      + Ví dụ: Trên cùng một khu dân cư có nhiều người cùng mở hiệu quần áo, giữa họ tất yếu có sự cạnh tranh để giành khách hàng. Muốn vậy họ phải nâng cao chất lượng sản phẩm, thái độ bán hàng, địa điểm bán, giá cả hợp lí, sử dụng yếu tố công nghệ trong kinh doanh để được khách lựa chọn.

  • Cạnh tranh giữa người mua với nhau: 

Thường xuất hiện khi trên thị trường hàng hóa đem bán ra ít nhưng người mua hàng hóa đó quá nhiều.

      + Ví dụ: Dịp tết đến, mọi người rất chú ý đến những loại hoa quả độc đáo như dưa hấu phúc – lộc – thọ, bưởi hồ lô, hình bản đồ Việt Nam…những loại hoa quả tạo hình như thế có rất ít mà người mua lại đông, tất yếu giữa họ phải có cạnh tranh bằng cách đưa ra mức giá cao hơn.

  • Cạnh tranh giữa các ngành: 

Là sự ganh đua về kinh tế giữa các doanh nghiệp trong các ngành sản xuất khác nhau.

      + Ví dụ: Sự cạnh tranh của Grap và Uber về thị trường, giá cả và dịch vụ; sự cạnh tranh của các doanh nghiệp vận tải và xây dựng.

  • Cạnh tranh trong nước với nước ngoài: 

Loại cạnh tranh này xuất hiện khi thị trường vượt khỏi phạm vi trong nước để vươn ra thị trường khu vực và thế giới, gắn với xu hướng toàn cầu hóa và hội nhập kinh tế quốc tế.

      + Ví dụ: Nhờ đổi mới mô hình kinh tế, việc sản xuất lương thực nước ta không chỉ đủ cho nhân dân ta tiêu dùng, dự trữ dồi dào, mà còn tham gia xuất khẩu lương thực (gạo) trên thị trường thế giới. Và tất yếu chúng ta phải tham gia cạnh tranh với một số chủ thể kinh tế khác cùng xuất khẩu lương thực như nước ta như: Thái Lan, Mỹ, Ấn Độ,…

Trên đây là phần giải đáp kích thích lực lượng sản xuất phát triển là biểu hiện của nội dung nào, cùng với đó là thông tin tìm hiểu về Lực lượng sản xuất, cạnh trạnh trong sản xuất và lưu thông hàng hóa. Hocvn hi vọng những thông tin này sẽ  hữu ích với bạn.

Related Posts

so sanh phan boi chau va phan chau trinh chi tiet nhat.html 1

[HƯỚNG DẪN] So Sánh Phan Bội Châu Và Phan Châu Trinh Chi Tiết Nhất

Bài viết này Hocvn sẽ So Sánh Phan Bội Châu Và Phan Châu Trinh và phân tích những điểm tương đồng và khác biệt của họ về…

doi tuong san xuat nong nghiep la.html 2

[GIẢI ĐÁP] Đối Tượng Sản Xuất Nông Nghiệp Là Gì?

Sản xuất nông nghiệp là một trong những ngành kinh tế cơ bản và quan trọng của xã hội, đóng vai trò to lớn trong việc cung…

cong nghe 11 trang 36.html 3

[HƯỚNG DẪN] Giải Bài Tập Công Nghệ 11 Trang 36

Công nghệ 11 là một môn học quan trọng trong chương trình giáo dục phổ thông của Việt Nam. Môn học này giúp học sinh nắm vững…

vai tro cua cong nghiep khong phai la.html 4 min

[GIẢI ĐÁP] Vai Trò Của Công Nghiệp Không Phải Là Gì?

Vai Trò Của Công Nghiệp Không Phải Là Gì? Điều này sẽ được Hocvn giải đáp trong bài viết sau đây. Mời bạn đọc cùng theo dõi!…

ve con vat song trong rung don gian.html 13 min

[HƯỚNG DẪN] Vẽ Con Vật Sống Trong Rừng Đơn Giản

Vẽ con vật sống trong rừng đơn giản ra sao? Rừng là nơi sinh sống của nhiều loài động vật đa dạng và phong phú. Bạn có…

bieu do xuong ca trong hoc tap 1 min

[TÌM HIỂU] Biểu Đồ Xương Cá Trong Học Tập: Khái Niệm Và Ứng Dụng

Biểu đồ xương cá có thể được sử dụng trong nhiều lĩnh vực khác nhau, như quản lý chất lượng, cải tiến sản xuất, dịch vụ, giải…

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *