Liên hệ, mở rộng là một trong những nội dung giúp cho bài viết của các bạn tạo được sự sâu sắc và sáng tạo.
Dưới đây “một số” gợi ý hocvn phần liên hệ, mở rộng cho các tác phẩm thơ lớp 9 học kì 2 được trích từ sách “Bình giảng chuyên sâu Ngữ văn 9 – cô Ngọc Anh”. Các bạn tham khảo nhé!
1/ Những tín hiệu sang thu trong bài thơ
Nguyễn Du viết trong “Truyện Kiều”:
“Sen tàn cúc lại nở hoa
Sầu dài ngày ngắn đông đà sang xuân”
Hay:
“Lá vàng hiu hắt cảnh tiêu sơ
Phảng phất bên song bóng nhạn thưa”
Bức họa mùa thu trong thơ mới của tác giả Bích Khuê:
“Ô hay buồn vương cây ngô đồng
Vàng rơi! Vàng rơi: Thu mênh mông”
2/ Khi phân tích hình ảnh gió se, ta có thể liên hệ đến hình ảnh gió se từng xuất hiện trong bài thơ Nguyễn Khuyến:
“Lá vàng trước gió khẽ đưa vèo”
Làn gió ấy từng khiến Xuân Diệu nhiều lần rung động:
“Đã nghe rét mướt luồn trong gió”
“Những luồng run rẩy rung rinh lá
Đôi nhánh khô gầy sương mỏng manh”
3/ Liên hệ với sắc thu, với sự biến chuyển của thiên nhiên đất trời:
“Nắng thu đang trải đầy
đã trăng non múi bưởi
bên cầu con nghé đợi
cả chiều thu sang sông”
(Câu thơ “Chiều sông Thương” Của Hữu Thỉnh)
4/ Khi phân tích hình ảnh “Chim bắt đầu vội vã”, ta có thể liên hệ đến hình ảnh cánh chim đã được miêu tả trong “Tràng giang” của Huy Cận:
“Lớp lớp mây cao đùn núi bạc
Chim nghiêng cánh nhỏ bóng chiều sa”
5/ Khi phân tích hình ảnh của đám mây, chúng ta có thể liên hệ đến hình ảnh của đám mây trong thơ của Lê Thu An:
“Mây trời một dải trắng pha
Vắt ngang sườn núi chiều thu ngập ngừng”
Hoc vn chúc các bạn học tập thật tốt!
Xem thêm:
[HƯỚNG DẪN] Cách Xác Định Chủ Thể Trữ Tình Chính Xác Nhất
Ray rứt hay day dứt: Cách viết và sử dụng từ đúng chính tả