Hệ số kinh tế là gì? Đây là thắc mắc của khá nhiều người, mời bạn đọc cùng theo dõi bài viết dưới đây của Hocvn để giải đáp cho câu hỏi trên.
Hệ số kinh tế là gì ?
Hệ số ICOR (Incremental Capital Output Ratio) là một trong những chỉ tiêu phản ánh hiệu quả sử dụng vốn đầu tư để tăng trưởng kinh tế. Hiệu quả sử dụng vốn đầu tư là một trong những cơ sở để rà soát và sửa đổi mục tiêu đầu tư nhằm nâng cao hiệu quả về chất lượng sử dụng vốn đầu tư.
Hiệu quả sử dụng vốn đầu tư (Hệ số ICOR) là chỉ tiêu kinh tế tổng hợp phản ánh cần bao nhiêu đồng vốn đầu tư thực hiện tăng thêm để tăng thêm 1 đồng tổng sản phẩm trong nước (GDP).
Hệ số ICOR thay đổi tuỳ theo thực trạng kinh tế – xã hội trong từng thời kỳ khác nhau, phụ thuộc vào cơ cấu đầu tư và hiệu quả sử dụng đồng vốn.
Ý nghĩa của Hệ Số Kinh Tế Là Gì ?
Phản ánh số lượng vốn đầu tư cần thiết để gia tăng được một đơn vị tăng trưởng trong một thời kỳ nhất định.Ví dụ, một nền kinh tế có ICOR = 6,67 có nghĩa là để tạo ra 1 đơn vị tăng trưởng cần 6,67 đơn vị vốn đầu tư.
Phản ánh trình độ của công nghệ sản xuất + Hệ số ICOR cao cho thấy công nghệ cần nhiều vốn + Hệ số ICOR thấp cho thấy công nghệ cần ít vốn BẢN TIN SỐ 10 (6/2019) Ban Nguồn và Phát triển thông tin 2
Phản ánh hiệu quả sử dụng vốn: ICOR thường được sử dụng để so sánh hiệu quả sử dụng vốn hay nói cách khác là hiệu quả đầu tư.
Làm thế nào để tăng hệ số kinh tế
Đây cũng là thực tế tất yếu cho những nền kinh tế đang chuyển đổi, bởi một khi vượt qua giai đoạn tăng trưởng nhanh chóng ban đầu, tăng trưởng kinh tế sẽ phải giảm dần. Để đối phó với thực trạng đó, nước láng giềng Trung Quốc không còn đặt nặng mục tiêu tăng trưởng, coi tốc độ tăng GDP thấp là trạng thái ‘bình thường mới’, đồng thời tái cơ cấu nền kinh tế theo hướng tập trung vào thị trường nội địa.
Ở Việt Nam, tăng trưởng kinh tế từ trước đến nay vẫn chủ yếu dựa vào vốn và lao động. Cách mở rộng theo chiều ngang này dễ thực hiện hơn khi nền kinh tế ở trình độ thấp, nhưng không bền vững trong dài hạn.
Hậu quả của chiến lược phát triển này là nền tảng vĩ mô bất ổn và một nền sản xuất chỉ dựa vào lao động giá rẻ. Lạm phát bất định, tỉ lệ nợ xấu trong hệ thống ngân hàng tăng, bong bóng bất động sản và đầu tư… là biểu hiện rõ rệt nhất của mô hình tăng trưởng kiểu cũ. Ngân sách eo hẹp, cộng với khó khăn trong việc thu hút thêm vốn từ công chúng cho đầu tư, khiến cho việc thúc đẩy tăng trưởng kinh tế bằng vốn trở nên không dễ dàng.
Về phía lao động giá rẻ, thực tiễn cũng cho thấy lợi thế này không tồn tại mãi mãi. Tăng trưởng lực lượng lao động có xu hướng giảm nhanh, đặc biệt là khi nước ta đang bước vào thời kì ‘dân số già’.
Nếu không thể dựa được vào vốn và lao động, nền kinh tế chỉ có thể tăng trưởng bằng cách tăng năng suất. Thể hiện chính của năng suất trong nền kinh tế dựa vào chỉ số năng suất tổng hợp (TFP). Theo nghiên cứu của chúng tôi, dự báo tốc độ tăng trưởng TFP trung bình giai đoạn 2016-2020 ở mức 2,35%/năm, thấp hơn giai đoạn 2011-2015, dù vẫn cao hơn khá nhiều so với giai đoạn 2005-2010.
Ở kịch bản thứ hai, hiệu quả nền kinh tế được gia tăng nhờ các biện pháp tái cơ cấu phát huy được tác động tích cực, tốc độ tăng trưởng TFP trung bình giai đoạn 2016-2020 có thể đạt mức 2,7%/năm cao hơn 0,16 điểm phần trăm so với giai đoạn 2011-2015. Kịch bản lạc quan nhất dự báo tốc độ tăng trưởng TFP đạt mức trung bình 3,06%/năm giai đoạn 2016-2020, cao hơn nhiều so với tất cả các giai đoạn trước đó.
Một số lưu ý khi sử dụng chỉ số ICOR
Tuỳ từng thời kỳ phát triển, ý nghĩa của hệ số ICOR sẽ khác nhau bởi tỷ lệ đóng góp của vốn đầu tư và các yếu tố thúc đẩy tăng trưởng khác (ví dụ như khoa học công nghệ, nguồn nhân lực) ở từng thời kỳ là khác nhau.
ICOR là một chỉ số đã được đơn giản hóa nên khó đánh giá tổng thể các hiệu quả kinh tế – xã hội. Đầu tư ở đây chỉ là đầu tư tài sản hữu hình, còn đầu tư tài sản vô hình, tài sản tài chính không được tính đến, nên phản ánh chưa trung thực ảnh hưởng của đầu tư tới thu nhập quốc dân.
Không phải tất cả các trường hợp ICOR cao đều cho thấy hiệu quả đầu tư kém hay sử dụng vốn có hiệu quả. Mà trong một số trường hợp do chịu sự chi phối của Quy luật lợi tức biên giảm dần. Ngoài ra, tình trạng thừa vốn thiếu lao động cũng có thể là một trong những nguyên nhân khiến ICOR cao, đặc biệt ở các nước phát triển.
ưu điểm của chỉ số ICOR
Đầu tiên đó là chỉ số Icor giúp những doanh nghiệp có thể xác định được những mục tiêu tăng trưởng trong thời kỳ mới lúc đã xác định được những khả năng tiết kiệm vốn của nền kinh tế trong thời kỳ đầu.
Đồng thời thì chỉ số Icor còn giúp cho nền kinh tế dự báo trước được hệ số Icor của thời kỳ kế hoạch, đây cũng chính là một trong những căn cứ vô cùng quan trọng đối với những nhà hoạch định trong quá trình xây dựng nên chiến lược để phát triển xã hội, kinh tế.
Thứ hai đó là khi những doanh nghiệp hoặc những nền kinh tế đứng trước một mục tiêu tăng trưởng kinh tế từ những yêu cầu của cấp lãnh đạo doanh nghiệp hoặc của nhà nước đưa ra, những mô hình đó cho phép xác định được những nhu cầu tích lũy cần thiết nhằm đạt được những mục tiêu đó. Đây chính là một căn cứ đánh giá được khả năng để có thể đạt được những mục tiêu đã đặt ra.
Nhược điểm của chỉ số ICOR
Đầu tiên, chỉ số này là chỉ số mà đã được đơn giản hóa đi vậy nên khó có thể đánh giá được những hiệu quả rõ rệt kinh tế – xã hội trong từng thời kỳ kinh tế.
Tiếp theo đó là hình thức đầu tư ở đây cũng chỉ đề cập tới những hình thức đầu tư tài sản hữu hình, còn về góc độ tài sản vô hình thì tài sản tài chính sẽ không được đề cập tới. Vì lý do này mà chỉ số này còn phản ánh một cách chưa sát sao, chuẩn xác tới sự ảnh hưởng của những kế hoạch đầu tư tới sự thu nhập của quốc gia.
Thứ ba đó là chỉ số Icor không có những biểu hiện một cách rõ ràng về trình độ kỹ thuật với phía các khâu sản xuất vì chỉ số Icor chính là tỷ lệ đầu tư hoặc chính là sản lượng được gia tăng thêm.
Bài viết trên đã giải đáp hệ số kinh tế là gì, các thông tin mà Hocvn tổng hợp hi vọng sẽ hữu ích với bạn.
Xem thêm:
[GIẢI ĐÁP] Kích Thích Lực Lượng Sản Xuất Phát Triển Là Biểu Hiện Của Nội Dung Nào?
[GIẢI ĐÁP] Để Xóa Folder Hoặc File Ta Thực Hiện Thao Tác Nào?