Bạn đã từng thắc mắc rằng nguyên tắc thu sóng điện tử dựa vào đâu không, nếu chưa có câu trả lời thì hãy theo dõi bài viết dưới đây của Hocvn nhé!
Câu hỏi: nguyên tắc thu sóng điện tử dựa vào
A. hiện tượng cộng hưởng điện trong mạch LC.
B. hiện tượng bức xạ sóng điện từ của mạch dao động hở.
C. hiện tượng hấp thụ sóng điện từ của môi trường
D. hiện tượng giao thoa sóng điện từ.
Đáp án đúng: A. hiện tượng cộng hưởng điện trong mạch LC.
Nguyên tắc thu sóng điện từ dựa vào hiện tượng cộng hưởng điện trong mạch LC.
- Giải thích:
Về nguyên tắc hoạt động: Sóng điện từ thu được dựa vào hiện tượng cộng hưởng điện trong mạch LC. Cụ thể:
Mạch LC là mạch dao động kín: điện từ trường hầu như không bức xạ ra bên ngoài vì thế không phát sóng điện từ. Để thu sóng có tần số f, ta phải điều chỉnh tụ xoay của mạch LC sao cho tần số riêng của mạch LC cũng lằng f. Khi đó, tín hiệu thu được cộng hưởng với tần số f của sóng cần thu.
Kiến thức về nguyên tắc thu sóng điện tử dựa vào đâu

Khái niệm sóng điện từ
Sóng điện từ hay còn gọi là bức xạ điện từ được tạo ra bởi sự kết hợp của từ trường và điện trường dao động vuông góc với nhau. Chúng lan tỏa khắp không gian như những làn sóng. Và bởi vì chúng là sóng, chúng có các đặc tính của các hạt thường được gọi là hạt “quang tử- photon”.
Khi một sóng điện từ truyền đi, năng lượng, động lượng và thông tin được truyền đi. Bước sóng của sóng điện từ nằm trong khoảng từ 400nm đến 700nm và có thể quan sát được bằng mắt thường thông qua ánh sáng do sóng điện từ phát ra.
(Bước sóng là khoảng cách ngắn nhất giữa hai điểm dao động cùng pha hay còn gọi là khoảng cách giữa hai đỉnh.)

Đặc điểm sóng điện từ
- Lan truyền được trong các môi trường rắn, lỏng, khí và chân không. Là sóng duy nhất lan truyền được trong chân không
- Sóng điện từ là sóng ngang nghĩa là nó là sự lan truyền của các dao động liên quan đến tính chất có hướng (cụ thể là cường độ điện trường và cường độ từ trường) của các phần tử mà hướng dao động vuông góc với hướng lan truyền sóng.
- Tốc độ lan truyền sóng điện từ trong chân không là lớn nhất và bằng c = 3.108 m/s.
- Luôn tạo thành một tam diện thuận
- Dao động của điện trường và từ trường tại một điểm luôn luôn đồng pha với nhau.
- Sóng điện từ cũng có các tính chất của sóng cơ như: Phản xạ, khúc xạ, giao thoa, … Và cũng tuân theo các quy luật truyền thẳng, giao thoa, khúc xạ,…
- Sóng điện từ mang năng lượng. Năng lượng của một hạt photon có bước sóng λ là hc/λ, với h là hằng số Planck và c là vận tốc ánh sáng trong chân không. Như vậy, bước sóng càng dài thì năng lượng photon càng nhỏ.
- Phổ sóng rộng
- Sóng điện từ có bước sóng từ vài mét đến vài kilomet được dùng trong thông tin liên lạc được gọi là sóng vô tuyến
Ứng dụng sóng điện từ

Sóng radio hiện nay được sử dụng rất rộng rãi trong nhiều ứng dụng của đời sống như:
- Truyền thông tin, tín hiệu.
- Wifi
Sóng Wifi chính là sóng radio cường độ thấp, có bước sóng tương tự bước sóng radio sử dụng trong các lò vi sóng nhưng cường độ thấp hơn khoảng 100000 lần. Sóng radio được tạo ra từ các thiết bị phát sóng Wifi, ánh sáng trắng, lò vi sóng, điện thoại di động có thể khiến bề mặt của vật thể nóng lên nhưng không gây tác động xấu nào.
- Sóng radio được ứng dụng trong chế biến sản phẩm nông nghiệp.
Sóng radio có thể được dùng để tiêu diệt sâu bọ trong các hạt sấy khô. Ứng dụng này được các nhà khoa học người Mỹ nghiên cứu và thử nghiệm với các quả óc chó, hồ trăn và một số loại quả khác.
- Đặc biệt sóng radio được sử dụng rộng rãi trong y học.
- Radar: Radar phát hiện vật ở một khoảng cách bằng sự phản hồi các sóng radio. Khoảng thời gian của sự phản hồi được dùng để xác định khoảng cách.
Trên đây là phần giải đáp nguyên tắc thu sóng điện tử dựa vào đâu, cùng với đó là kiến thức liên quan đến Sóng điện từ được Hocvn tổng hợp, hi vọng sẽ hữu ích với bạn.